Tại Việt Nam, năm 2011, trong một chuyến điều tra khảo sát nguồn tài nguyên cây thuốc tại Bản Cá – Sơn La, Cử nhân Ngô Văn Trại – Nguyên cán bộ Viện Dược Liệu Trung Ương đã tình cờ phát hiện thấy sự có mặt của Sâm tố nữ trong khu vực sinh sống của người dân tộc Thái trắng. Qua điều tra thăm hỏi, được biết những người phụ nữ Thái sinh sống tại đây thường xuyên dùng củ Sâm tố nữ này đắp mặt, sắc lấy nước uống để giúp tóc dài mềm mại, da dẻ mịn màng, eo thon và tăng khả năng sinh đẻ.
Các nhà khoa học đã tìm thấy ít nhất 17 hoạt chất có tác dụng oestrogen trong sâm tố nữ, bao gồm: 10 isoflavonoid (daizein, genistein, kwakfurin, daidzin, genistin, puerarin…), 4 coumestan (coumestrol, mirificouestan, miricoumestan hydrate, miricoumestan glycol) và 3 chromen (miroestrol, isomiroestrol, deoxymiroestrol). Tất cả các chất này đều có cấu trúc tương tự 17β-estradiol.
Trong đó, 2 chất miroestrol và deoxymiroestrol, với hàm lượng 2-3mg trong 100mg bột rễ P.mirifica khô, chính là 2 hoạt chất có hoạt tính oestrogen mạnh nhất trong tất cả các oestrogen có nguồn gốc từ thực vật, với hoạt tính E.strogen lần lượt mạnh gấp 1000 và 10000 lần so với mầm đậu nành. Viện Hóa học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chuyển giao độc quyền quy trình chiết xuất Sâm tố nữ cho công ty TNHH Tuệ Linh để ứng dụng vào trong sản xuất sản phẩm Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh.